Bệnh tổ đỉa là một bệnh da liễu có tới 70 – 80% người Việt mắc phải. Vậy vì sao bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa? Triệu chứng, biểu hiện của chàm tổ đỉa như thế nào? Cách phòng ngừa, điều trị căn bệnh tổ đỉa, tổ đỉa ở chân, tổ đỉa ở tay, … ra sao? Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí từ A – Z cho quý vị độc giả.

Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa/ chàm bội nhiễm) là tình trạng da bị viêm nhiễm hoặc viêm da cơ địa. Đặc trưng bởi dấu hiệu nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mu tay chân, gây ngứa ngáy, khó chịu. Mỗi mụn nước có kích thước từ 1 – 2mm và sẽ lành lại sau khoảng trên 3 tuần.
Vậy bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không, bệnh tổ đỉa có lây không? Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm và không có yếu tố lây lan bên ngoài. Người thân hoàn toàn có thể chung sống, sinh hoạt bình thường với người bệnh mà không cần cách ly. Tuy vậy, tổ đỉa hay mề đay là các căn bệnh khó chữa và dễ gây bội nhiễm, nhất là khi chúng ta không phát hiện sớm nguyên nhân và triệu chứng để điều trị kịp thời.
Mặt khác, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh tổ đỉa có thể gây ra một số biến chứng như:

- Viêm nhiễm: Vùng da tay và da chân có tần suất tiếp xúc cao và hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh. Vì vậy tổn thương da ở các vị trí này có nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn cao hơn so với vùng da khác.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Mặc dù không tác động đến sức khỏe tổng thể nhưng triệu chứng của bệnh tổ đỉa gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, hiệu suất làm việc và học tập. Hơn nữa, bệnh còn gây ngứa ngáy, bứt rứt và khó chịu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh chàm tổ đỉa
Tổ đỉa là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Bệnh lý này chỉ gây tổn thương khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón, mặt dưới ngón tay,… Một số ít trường hợp có thể xuất hiện biểu hiện ở mu bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên tổn thương do tổ đỉa không bao giờ vượt quá cổ tay và cổ chân.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tổ đỉa ở tay, chân:
- Da nổi các mụn nước sâu trong cấu trúc, thường chìm khảm dưới da và chỉ có một số mụn nổi cộm trên bề mặt
- Mụn nước cứng chắc, khó vỡ với đường kính khoảng 1 – 2mm, có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm
- Ở một số trường hợp, các mụn nước nhỏ có thể gia tăng kích thước dần theo thời gian
- Mụn nước do tổ đỉa gây ra thường không tự vỡ và có xu hướng tự tiêu sau khoảng vài tuần
- Khi mụn nước tiêu để lại vảy tiết màu vàng, sau đó bong vảy và để lộ nền da màu hồng, bóng và viền vằn vèo
- Tổn thương thực thể đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng, đôi khi gây đau và nóng rát
Trong trường hợp gãi cào và ma sát mạnh vào mụn nước, da có thể xuất hiện tổn thương thứ phát:
- Nổi các mụn mủ và quầng viêm đỏ
- Bàn tay, bàn chân sưng tấy, đau rát và phù nề
- Sưng hạch lân cận kèm sốt cao
Tương tự các thể chàm khác, bệnh tổ đỉa phát triển theo từng đợt. Tổn thương da giảm nhẹ vào mùa thu đông và bùng phát mạnh vào mùa xuân hè. Ngoài ra, mức độ của triệu chứng còn phụ thuộc vào yếu tố khởi phát và tình trạng sức khỏe tổng thể.
Các cấp độ tiến triển của bệnh tổ đỉa
Thực tế, các triệu chứng bệnh tổ đỉa xuất hiện theo đợt và sẽ tiếp tục tái phát khi có điều kiện thích hợp. Qua một đợt tiến triển, bệnh sẽ để lại những vết thâm, sẹo hoặc dấu vết nhất định.

Và sau đây là các cấp độ tiến triển của bệnh tổ đỉa từ nhẹ đến nặng:
- Xuất hiện mụn nước: Mụn nước trắng, nhỏ li ti, ăn sâu biểu bì da, sờ thấy cứng chắc. Mụn nước liên kết với nhau thành từng đám bọng nước. Mụn ở người bị tổ đỉa chỉ xuất hiện ở kẽ ngón tay, chân, lòng và mu bàn tay, bàn chân.
- Nhiễm khuẩn mụn nước: Mụn nước/bọng nước sưng đỏ hoặc chuyển màu đục, đi kèm sưng hạch bạch huyết và gây sốt kéo dài.
- Ngứa, nóng rát: Mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra làm ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi nhiều thì vết thương càng sưng tấy, đau và nóng rát.
- Da khô, có vảy: Khi mụn nước xẹp xuống sẽ khô lại, đóng thành vảy, bong tróc rồi lành, để lại một điểm dày sừng màu vàng đục trên da của người bệnh tổ đỉa, nhìn thiếu thẩm mỹ.
- Móng tay, móng chân thay đổi hình dáng: Móng tay, chân bị ảnh hưởng bởi mụn nước, hạch bạch huyết sẽ sưng lên, biến dạng theo thời gian.
Các thể lâm sàng của bệnh tổ đỉa

Dựa vào biểu hiện lâm sàng, chàm tổ đỉa được chia thành 4 thể chính:
- Thể giản đơn: Là thể bệnh phổ biến và có tổn thương điển hình nhất.
- Thể nhiễm khuẩn: Thể bệnh này xuất hiện ở các trường hợp vệ sinh kém và gãi cào da thường xuyên. Ngoài tổn thương cơ bản, tổ đỉa thể nhiễm khuẩn còn gây nổi các mụn mủ với quầng viêm đỏ xung quanh.
- Thể bỏng nước: Tổ đỉa thể bỏng nước thường khởi phát do dị ứng hóa chất. Ở thể bệnh này, các mụn nước có kích thước như hạt ngô và chứa dịch trong suốt.
- Thể khô: Tổ đỉa thể khô thường xuất hiện ở các trường hợp đã khởi phát bệnh trong nhiều năm. Thể bệnh này tương đối đặc biệt với tổn thương điển hình là tình trạng da đỏ, khô, không nổi mụn nước, bề mặt da tróc vảy và nóng rát.
Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh tổ đỉa ở tay, bị bệnh tổ đỉa ở chân

Theo nghiên cứu của các y bác sĩ tại Việt Nam và trên thế giới, bệnh chàm bội nhiễm – bệnh tổ đỉa phổ biến nhất ở những người trẻ tuổi; thường trong độ tuổi từ 20 đến 40. Mọi người có thể bị một đợt bệnh tổ đỉa duy nhất. Nhưng nó thường xảy ra và biến chứng trong thời gian dài.
Kim loại, đặc biệt là niken, là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh chàm tổ đỉa. Bệnh chàm này có thể trùng lặp với một số loại khác, bao gồm viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng, ảnh hưởng đến khoảng một nửa số người bị chàm bội nhiễm.
Một trong những tác nhân thường xuyên nhất của nó là sự căng thẳng, stress thường xuyện. Bạn hãy lưu ý điều này.
Tình trạng này cũng liên quan đến dị ứng theo mùa và thời tiết nóng ẩm. Như đã lưu ý, lòng bàn tay đổ mồ hôi có thể gây phát ban. Có nhiều người làm công việc như tạo kiểu tóc hoặc chăm sóc sức khỏe nên tay thường xuyên bị ướt. Tốt nhất, nếu da bạn thuộc loại mẫn cảm, bạn hãy đeo găng tay sinh học khi làm những công việc này.
Bệnh chàm bội nhiễm cũng có thể phát triển ở những người được truyền immunoglobulin – một phương pháp điều trị các chứng rối loạn khiến hệ thống miễn dịch khó chống lại sự nhiễm trùng.
Như các bạn đã thấy, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất đa dạng; nhưng tổng kết lại, thường gặp nhất ở những yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử cơ địa dị ứng, dễ nhiễm khuẩn sẽ tăng nguy cơ bị tổ đỉa. Theo thống kê, có trên 50% bệnh nhân là do di truyền.
- Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Phấn hoa, xà phòng, mỹ phẩm, xi măng, bụi phấn,… gây kích ứng da.
- Bị bệnh tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn khiến da bị viêm, tổn thương và gây ra bệnh.
- Do cơ địa: Một số bệnh lý hen suyễn, viêm thận, viêm gan,.. cũng có thể gây bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, ăn uống không điều độ, sinh hoạt thất thường cũng là điều kiện để bệnh phát triển.
- Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do Nấm: Khi bị nhiễm nấm tay chân, khả năng kháng khuẩn của da sẽ kém đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Rối loạn thần kinh giao cảm: Quá trình tăng tiết mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh giao cảm, đây là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phổ biến.
- Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, từ đó khiến dị nguyên dễ xâm nhập và gây bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa thông thường
Bác sĩ da liễu thường có thể chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm, chàm tổ đỉa bằng cách khám da và kiểm tra tiền sử bệnh lý da liễu. Nhiều trường hợp cải thiện nhanh chóng chỉ với một đợt bôi corticoid ngắn ngày, kết hợp với ngâm hoặc chườm mát vùng bị mụn vài lần trong ngày sẽ giúp mụn nước khô lại. Nếu bạn bị nhiễm nấm, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc chống nấm.
Các vùng da bị chàm bội nhiễm cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn, có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn quá trình lành. Nếu bạn bị sưng tấy, đóng vảy, đau hoặc mụn nước có mủ, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hay không, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh uống.
Hoặc nhiều bệnh viện da liễu cũng sử dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị bệnh tổ đỉa. Liệu pháp ánh sáng được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính như tổ đỉa, vảy nến và viêm da cơ địa. Biện pháp này sử dụng tia UV nhân tạo kết hợp với thuốc nhằm làm giảm tổn thương da. Cơ chế của liệu pháp ánh sáng là ức chế tổng hợp ADN, giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, ức chế các chất tiền viêm và thành phần trung gian, từ đó giúp giảm viêm và ngứa ngáy.
Hiện nay, liệu pháp này được chỉ định cho các trường hợp đáp ứng kém với thuốc bôi hoặc gặp phải các tác dụng phụ nặng nề do lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng sắc tố, nổi phỏng nước, thúc đẩy tốc độ lão hóa da, …
Để trị bệnh tổ đỉa nên dùng thuốc Đông y hay Tây y?

Y học cổ truyền cho rằng: Tổ đỉa hình thành là do nhiệt tà hoặc độc tà, phong thấp kết lại ở bì phu bàn chân, bàn tay. Bởi vậy, nếu chỉ sử dụng các bài thuốc bôi bên ngoài, bệnh chắc chắn vẫn sẽ tái phát.
Đối với Tây Y, các loại thuốc chữa bệnh tổ đỉa được dùng cũng chỉ cho tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, giảm ngứa và chống bội nhiễm. Để đạt được hiệu quả triệt để, bệnh nhân nên sử dụng những phương pháp Đông Y chuyên sâu và toàn diện.
Điều mấu chốt là: Muốn điều trị tận gốc bệnh chàm tổ đỉa và không gây tác dụng phụ, thì nên theo Đông y. Các bài thuốc dân gian lành tính sẽ giúp bạn không những loại bỏ triệu chứng, mà còn triệt tiêu tận gốc căn nguyên gây bệnh chàm tổ đỉa.
Tuy nhiên, cùng là bài thuốc dân gian, có người điều trị theo bài này lại hợp, có người không, thậm chí còn gặp tác dụng phụ. Nguyên nhân là bởi cơ địa mỗi người khác nhau, nên không phải ai cũng có thể chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi, chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm, chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, … được. Vậy đâu là bài thuốc dân gian thích hợp với thể trạng 100% bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa?
Đâu là bài thuốc đông y lành tính điều trị tận gốc bệnh tổ đỉa?

VTV, VTC cùng các tờ báo uy tín khác như suckhoedoisong.com, alobacsi.com thời gian gần đây có đăng tải thông tin với nội dung đánh giá cao bài thuốc trị tổ đỉa Dưỡng Bì Khang. Đây là bài thuốc trị tổ đỉa được Đại Tá – Tiến Sĩ – Bác Sĩ – Đoàn Chí Cường Nguyên Phó chủ nhiệm viện YHCT Bệnh Viên Quân Y 103, Giảng viên cao cấp lớp sau đai học Học Viện Quân Y, Giám đốc Phòng khám YHCT Tuệ Khang Đường bào chế theo công thức độc quyền. Với kinh nghiệm gần 4 thập kỷ hành nghề y nói chung và trị bệnh da liễu, trị chàm tổ đỉa nói riêng, tiến sĩ – Bác sĩ – Đoàn Chí Cường đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi hẳn bệnh tổ đỉa, không lo tái phát.
Với 2 loại thuốc ngâm và thuốc uống để điều trị TRONG – NGOÀI kết hợp:
1/ DƯỠNG BÌ KHANG (thuốc ngâm)

– Thành phần: Lô hội, long cốt, đẳng sâm, thương nhĩ tử, liên kiều, muồng trầu, … và thảo dược khác.
– Công dụng: sát khuẩn, diệt nấm vi khuẩn ngoài da, bảo vệ và tái tạo da mới.
– Cách dùng: Cho 2 thìa thuốc sau đó đổ 1l nước vào đun sôi 3-5p, ngâm chân khi nước còn ấm. Trước khi ngâm dùng kim đã sát khuẩn bằng cồn chọc vào mụn tổ đỉa sau đó ngâm.
2/ DƯỠNG BÌ KHANG (thuốc uống)

– Thành phần: Địa cốt bì, Tang bạch bì, kim ngân hoa, sơn thù, bạch truật, phục linh, đương quy, hoài sơn, diệp hạ châu, …
– Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm, bổ thận, tăng cường chức năng thải độc gan. Cân bằng ngũ tạng, cải thiện cơ địa dị ứng, hoạt huyết, sinh tân, nuôi dưỡng bì phu từ bên trong
– Chủ trị: Nấm da đầu, viêm da cơ địa, chàm, eczema, viêm da tiết bã, mề day di ứng, tổ đỉa, á sừng
– Cách dùng: Mỗi bữa dùng 2 thìa cafe pha với 50ml nước âm, uống sau ăn 15p ngày 3 lần.
Để đạt được cơ chế “Ngoài lành da – Trong thải độc”, Dưỡng Bì Khang sử dụng những cây thuốc có dược tính mạnh nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe người bệnh, các loại dược liệu điển hình trong các bài thuốc trị tổ đỉa cổ phương. Tỷ lệ mỗi cây thuốc đưa vào cũng được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho hiệu quả đạt được là tốt nhất.
Chăm sóc và phòng ngừa tổ đỉa tái phát
Bạn nên phối hợp với các biện pháp chăm sóc để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, thúc đẩy tốc độ phục hồi của da và hạn chế tần suất bệnh chàm tổ đỉa tái phát. Hãy tham khảo các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh vùng da tay và da chân nhằm hạn chế viêm nhiễm và cải thiện mức độ ngứa ngáy.
- Không chà xát lên mụn nước và các vùng da viêm đỏ. Tình trạng này có thể khiến da rỉ dịch, lở loét và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Hạn chế tiếp xúc với xà phòng có độ pH cao và hóa chất. Nên mang bao tay và ủng khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa hoặc dung dịch có tính kiềm và axit.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh và điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt khoa học nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể. Trên thực tế, người có hệ miễn dịch khỏe mạnh có tần suất tái phát tổ đỉa thấp hơn so với người có chức năng đề kháng kém.
- Kiểm soát căng thẳng thần kinh bằng cách giảm thời gian làm việc, ngủ đủ giấc, nghe nhạc, đọc sạch và tập thể dục thường xuyên.
- Ma sát quá mức có thể khiến da đổ nhiều mồ hôi, tăng nguy cơ nhiễm nấm và kích thích tổ đỉa bùng phát. Vì vậy, bạn nên hạn chế mang giày bít, có chất liệu cứng và thấm hút kém.
- Chủ động bảo vệ sức khỏe và tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể tạo độc tố kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng nguyên, giải phóng các chất trung gian và làm bùng phát chàm tổ đỉa.
LIÊN HỆ VỚI PHÒNG KHÁM YHCT TUỆ KHANG ĐƯỜNG
Người bệnh gần xa có nhu cầu tới khám và cắt thuốc trực tiếp tại Phòng khám hãy liên hệ đặt lịch qua số điện thoại để được sắp xếp khám chữa tốt nhất.
Địa chỉ Phòng Khám: Số 148 Trần Vỹ, Mai Dich, Cầu Giấy, Hà Nội
Người bệnh chưa có điều kiện đến trực tiếp Phòng khám có thể nhận tư vấn từ y bác sĩ qua số điện thoại: 0848165858 hoặc để lại số điện thoại kèm thông tin cơ bản để được gọi lại.
Ý kiến thắc mắc vui lòng gửi về
- Hộp thư điện tử: tuekhangduong@gmail.com hoặc
- Facebook: https://www.facebook.com/DongYTueKhangDuong/
Truy cập https://tuekhangduong.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.
Bình luận (30)