Đãng trí là triệu chứng phổ biến ở các mẹ vừa mới sinh con và cũng là một trong những biểu hiện đầu tiên của hiện tượng tiền trầm cảm. Có tới 90% chị em phụ nữ mắc phải chứng suy giảm trí nhớ sau sinh. Hầu hết các chị em phụ nữ đều chưa có hiểu biết về căn bệnh và gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được xem thường tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh mà nên tìm cách khắc phục ngay trước khi tâm lý trở nên bất ổn hơn.

1, Vì sao có tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh con ở chị em phụ nữ?
Thông thường, chúng ta chỉ hay nghe đến chứng suy giảm trí nhớ ở người già, độ tuổi lão hóa của cơ thể con người. Nhưng các bạn có biết rằng, đại bộ phận chị em phụ nữ cũng mắc phải chứng suy giảm trí nhớ này, đặc biệt là phụ nữ sau sinh?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong quá trình mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kì, lượng hormone thai kỳ tăng lên cao tác động đến những hoạt động của não, làm não trì trệ và nặng nề hơn. Sẽ gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ sau sinh tạm thời ở các mẹ bầu.
5 nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm trí nhớ ở phụ nữ sau sinh:
- Mất cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen
- Trầm cảm khiến suy giảm trí nhớ sau sinh
- Làm quá nhiều việc cùng một lúc
- Thiếu dinh dưỡng có thể gây suy giảm trí nhớ
- Thiếu ngủ và suy nhược cơ thể gây suy giảm trí nhớ
Có thể bạn quan tâm: 5 bài tập tăng cường trí nhớ cực hiệu quả
Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là chứng suy giảm trí nhớ sau sinh ở phụ nữ trở nên nặng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm do
- Suy giảm trí nhớ đem đến rất nhiều phiền phức
- Tâm lý của chị em phụ nữ luôn căng thẳng và lo lắng về việc vừa phải chăm sóc con, vừa làm những công việc hằng ngày khác.

2, Vậy giải pháp cho chị em phụ nữ bị chứng suy giảm trí nhớ sau sinh là gì?
Đối mặt với tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh, các chị em đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện các biện pháp phòng tránh và khắc phục sau:
- Chia sẻ áp lực với người thân và gia đình, đặc biệt cần tâm sự với chồng những khó khăn mình đang gặp phải để được thấu hiểu. Người chồng cũng cần quan tâm tới vợ nhiều hơn để họ được thoải mái về mặt tâm lý, không được trì triết, trách móc, nên tích cực chuyện trò để thai phụ cảm thấy được yêu thương, hạnh phúc, giảm nguy cơ bị trầm cảm và stress.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh trí nhớ kém ở người trẻ tuổi có cơ hội phục hồi không và để lại di chứng như nào?
- Ăn uống hợp lý để tăng cường trí nhớ : trong thai kì nên uống viên uống sắt để bổ máu, chống thiếu máu. Hàng ngày nên chọn ăn một số thực phẩm bổ ích cho não bộ, giàu B6 và acid folic như ngũ cốc, bột yến mạch, rau bina, súp lơ xanh, dâu tây, táo, hạnh nhân, trứng cá hồi, uống nhiều chế phẩm từ đậu nành. Chia ra ăn nhiều bữa một ngày, không được bỏ bữa, đa dạng thực đơn, tránh uống các thức uống gây mất ngủ như cafe, nước có ga.
- Tập thói quen cho bé ngủ đúng giờ để mẹ có thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Giấc ngủ là mấu chốt của việc tăng cường trí nhớ, loại bỏ mệt mỏi, mỗi ngày nên tập thói quen ngủ trưa khoảng 20 đến 30 phút và ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Trong giai đoạn mang thai thì nên chọn tư thế ngủ thoải mái nhất, nên ngủ nghiêng về bên trái để ngủ ngon và sâu hơn.
- Trang bị kiến thức làm mẹ cho bản thân ngay từ trong giai đoạn thai kì để không bị bất ngờ và biến động tâm lý sau khi sinh. Không nên quá lo lắng mà suy nghĩ nhiều, tự tạo áp lực cho bản thân, cần bảo đảm sức khỏe để thể chất và tinh thần luôn trong trạng thái tốt nhất.
- Sắp xếp công việc một cách hợp lý : khi bắt đầu lại công việc cũ sau một thời gian dài nghỉ ngơi cần lên kế hoạch cụ thể để dung hòa việc nhà, việc chăm con với việc công ty, tránh tình trạng quá tải ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc, có thể ghi chép và lên lịch vào quyển sổ nhắc nhở để khỏi bị quên hoặc cài báo thức vào máy tính, điện thoại, dán giấy nhớ vào nơi dễ thấy nhất.
- Tích cực cho con bú : theo các chuyên gia việc cho bé bú sữa mẹ ngoài tốt cho sự phát triển của con thì còn tăng cường trí nhớ, giúp não bộ người mẹ hoạt động tốt hơn.
- Thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để máu được lưu thông và thư giãn cơ thể.
- Luyện tập để tăng cường trí nhớ : khi chú tâm tập trung liên tục, não bộ sẽ hình thành thói quen và trí nhớ sẽ quay trở lại. Luyện tập theo các quy trình là bắt đầu bằng việc quan sát, sau đó liên kết, học thầm và nhớ lại.
- Phòng chống thiếu hụt nội tiết tố estrogen sau sinh để tăng cường trí nhớ bằng thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên từ mầm đậu nành và cao bạch quả.
Phụ nữ trong giai đoạn này luôn cần được quan tâm, chia sẻ mọi việc từ chăm con đến suy nghĩ, tình cảm trong cuộc sống. Nếu đảm bảo được những điều trên thì tình trạng suy giảm trí nhớ của bạn sẽ giảm đi rõ rệt, và đề phòng cả bệnh trầm cảm sau khi sinh. Nếu sau khi áp dụng những lời khuyên trên mà chứng suy giảm trí nhớ cuả bạn không có tiến triển, hãy thăm khám và điều trị bệnh tại các phòng khám và bệnh viện uy tín.